Thursday, 28 - 03 - 2024 14:54:57
Giảng dạy tiếng Nga ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn
 
Trong bối cảnh Việt Nam vừa ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á Âu bao gồm Nga, Belarus, Kazakhxtan, Armenia, Kyrgyzstan, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và có khả năng sử dụng tốt tiếng Nga là vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. Trong những năm gần đây việc giảng dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam đã có những chuyển biến theo hương tích cực. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó cũng là mục đích của hội thảo quốc gia mới đây do phân viện tiếng Nga mang tên Puskin tổ chức tại Hà Nội. 
 
 
Hội thảo quốc gia về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Nga tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm không chỉ của lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam, mà còn các nhà Nga ngữ học, giảng viên và giáo viên các cơ sở đào tạo tiếng Nga trong cả nước. Tại đây còn có sự góp mặt đại diện Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội – cơ quan có vai trò cầu nối quan trọng trong việc hỗ trợ và quảng bá phát triển tiếng Nga tại Việt Nam. Hợp tác Việt Nam – Nga nói riêng, cũng như Việt Nam và các nước nói tiếng Nga nói chung ngày càng được mở rộng và thúc đẩy trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế rất mạnh mẽ. Trong quá trình đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của những chuyên gia về ngôn ngữ, bởi họ là những người tham gia trực tiếp vào công tác soạn thảo và chuyển tải nội dung của văn bản hợp tác cũng như vào các cuộc đàm phán của Việt Nam với các nước nói tiếng Nga. Để đào tạo được những chuyên gia như vậy cần dành sự quan tâm cần thiết đối với việc đổi mới giáo dục dạy và học tiếng Nga tại Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, bà Elena Zubsova, giám đốc Trung tâm Văn hóa và Khoa học Nga tại Hà Nội nhận định: “Tôi nghĩ đã đến lúc cần phải đổi mới. Hiện nay nhiều chương trình, sách giáo khoa, giáo trình tiếng Nga không còn phù hợp với nhu cầu hiện đại, và chất lượng sinh viên tốt nghiệp chưa được tốt lắm. Thật tiếc, việc các sinh viên tốt nghiệp tại các trường sư phạm, thậm chí cả với tấm bằng loại xuất sắc nhưng lại không thể nói và viết tiếng Nga thành thạo, thường xảy ra. Vậy họ sẽ có thể dạy tiếng Nga như thế nào? Nguyên nhân không phải tại vì họ được đào tạo kém hay họ lười học. Mà theo tôi nguyên nhân là ở chính hệ thống đào tạo các nhà Nga ngữ học”.
 
  
 
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 43 cơ sở giảng dạy tiếng Nga với hơn 250 cán bộ giảng dạy. Trong hơn 20 năm qua chương trình dạy và học tiếng Nga phổ thông hầu như không thay đổi, chương trình học tiếng Nga ở các cơ sở giáo dục bậc đại học không thống nhất và không có giáo trình tiếng Nga dành riêng cho các trường đại học chuyên và không chuyên ngữ. 
 
Ngoài những khó khăn trên, bà Nguyễn Thị Thu Đạt, Phó giám đốc Phân viện tiếng Nga mang tên Puskin tại Hà Nội cũng nhấn mạnh thêm: “Số giờ dành cho tiếng Nga ở trung học phổ thông và đại học ít. Ngoài ra học sinh và sinh viên không có môi trường tiếng, không được học và giao tiếp với giáo viên bản ngữ. Số học viên trong lớp học vượt quá mức tiêu chuẩn cho việc học ngoại ngữ. Mỗi lớp có đến 30, 40 sinh viên. Thêm vào đó, giáo viên phải tham gia giờ giảng rất lớn. Ở mỗi trường thường chỉ 1-2 giáo viên phụ trách 3 lớp. Ngoài ra, một vấn đề cần giải quyết là hiện nay chưa có ngân hàng đề thi tiếng Nga chung cho các cơ sở theo tiêu chuẩn ngôn ngữ chung của khung tham chiếu Châu Âu”.
 
Các đại biểu tham dự hội thảo bàn luận những tồn tại và đưa ra những giải pháp cũng như sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga. Đại diện trường trung học phổ thông chuyên Trần Phú – Hải Phòng đề xuất: “Xin đề nghị với Bộ giáo dục và đào tạo và Đề án NNQG 2020 thúc đẩy nhanh việc triển khai giảng dạy tiếng Nga tại cấp trung học cơ sở, đồng thời nhanh chóng phổ biến chuẩn đánh giá người học và người dạy theo chuẩn đánh giá chung của quốc tế. Chúng tôi cũng đề nghị bộ giáo dục và đào tạo kết hợp với Phân viện tiếng Nga Puskin nghiên cứu hợp tác và biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo, trong đó đưa vào các dạng bài tập giao tiếp thực tế, bài tập trắc nhiệm, cập nhật các thông tin về văn hóa, địa lý, chính trị của Nga hiện nay”. 
 
Đại diện trường trung học phổ thông chuyên Trần Phú – Hải Phòng cũng bày tỏ mong muốn Đại sứ quán Nga tại Việt Nam phối hợp với các cá nhân và doanh nghiệp của Nga tại Việt Nam tài trợ các thiết bị dạy học trang bị sách báo tham khảo hoặc tài trợ cho các hoạt động giao lưu và tăng cường đưa giáo viên bản ngữ xuống dạy ở các trường phổ thông trung học. 
 
              
 
Đây cũng là mong muốn chung của các đại biểu tham dự hội thảo. Trước đây, văn hóa Nga có sức ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần người Việt Nam. Và trong hội thảo này sự đảm bảo của các cơ quan hữu quan về việc chung tay góp sức đổi mới giảng dạy tiếng Nga càng củng cố thêm niềm tin về sự trở lại mạnh mẽ của tiếng Nga tại Việt Nam. 
 
VOV/Ngoc An
 

Bình luận:

Gửi chia sẻ của bạn:

Họ tên:
Email:
Nội dung:

(*)
Tin liên quan

Hội nghị quốc tế về bảo tồn ngôn ngữ bản địa

Trong ba ngày từ 5 - 7/7/2022, Hội nghị quốc tế cấp cao với chủ đề “Kho tàng tiếng mẹ đẻ của thế giới: Nuôi dưỡng và trân trọng. Bảo tồn ngôn ngữ bản địa trong bối cảnh, chính sách và thực tiễn trong nước và quốc tế” đã diễn ra thành công... Xem chi tiết

Cuộc thi “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga”: Sân chơi ươm mầm sáng tạo

Qua sáu lần tổ chức và đón nhận hàng trăm tác phẩm dự thi từ các “họa sĩ nhí”, Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” ngày càng khẳng định rõ vai... Xem chi tiết

Ngày tiếng Nga trên toàn thế giới và ngày sinh của đại thi hào Nga A.X. Puskin

“A.X. Puskin và tiếng Nga là hai mắt xích không thể tách rời” Xem chi tiết

"Artek - Thế giới của tuổi thơ"

    «КОМАНДА АРТЕКА - КОМАНДА СТРАНЫ»!    Xem chi tiết

Trao giải Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” lần thứ VI

Ngày 23/5/2022, Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam – Em vẽ nước Nga” lần thứ VI đã được tổ chức tại Phân viện Puskin, Hà Nội. Xem chi tiết

Hình ảnh - Sự kiện
khu vui chơi trẻ em hà nội | Nội thất đẹp | thuê áo dài