Trong hai ngày từ 30/11 đến 01/12/2023, Phân viện Puskin chủ trì tổ chức chuỗi các hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập đơn vị (03/11/1983 - 03/11/2023).
Kỷ niệm 40 năm thành lập
Tham dự các hoạt động, về phía Việt Nam, có: ông Nguyễn Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; bà Nguyễn Thị Thanh Minh - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Phạm Hải Trung - Thiếu tướng, Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; ông Đường Hoài Nam - Bí thư Quận ủy Long Biên, Chủ tịch HĐND quận Long Biên, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Hữu Cương - Đại tá, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ thuật Phòng không - Không quân; Đại tá Nguyễn Phi Long - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Trung tâm đào tạo, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro; ông Lã Xuân Lực - Đại tá, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Phòng cháy chữa cháy; ông Trần Anh Hào - Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Nguyễn Phú Chiến - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội... và các đại diện của Trường đại học Giao thông vận tải, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
Các Hội hữu nghị có ông Vũ Xuân Hồng - nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Trịnh Quốc Khánh - Thiếu tướng, GS. Viện sĩ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga.
Về phía Liên bang Nga, có ông Mogilevsky Konstantin Ilyich - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich cùng Phu nhân; ông Fokin Stanislav Viktorovich - Tham tán Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Murashkin Vladimir Vladimirovich - Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội... cùng đại diện các trường đại học lớn của Liên bang Nga.
Đại diện một số bộ, ban, ngành, tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước cùng đông đảo chuyên gia, nhà Nga ngữ học của Việt Nam, Nga và các nước Đông Nam Á, giáo viên, học sinh tiếng Nga tham dự các hoạt động.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đánh giá: 40 năm qua, Phân viện Puskin, với vai trò phát triển, tuyên truyền, quảng bá tiếng Nga và văn hóa Nga ở Việt Nam, góp phần vào việc hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia và công tác ngoại giao nhân dân, đã luôn tích cực phối hợp với các đơn vị của Nga và Việt Nam, tổ chức các hoạt động như các festival văn hóa Việt - Nga cho học sinh, sinh viên; các kỳ thi Olympic tiếng Nga, các khóa học tiếng Nga - trại hè quốc tế cho học sinh các trường phổ thông; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên tiếng Nga của Việt Nam…
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc phát biểu chào mừng
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: “Đặc biệt, sau 30 năm vắng bóng chuyên gia Nga ở các trường học của Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, Bộ Giáo dục Liên bang Nga và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, mà đơn vị thực hiện là Phân viện Puskin, cùng triển khai dự án nhân văn “Giáo viên Nga ở nước ngoài”. Theo đó, chuyên gia Nga được cử đến các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam để trực tiếp giảng dạy”.
Từ năm học 2023 - 2024, Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga đã cử chuyên gia Nga sang Phân viện Puskin trực tiếp làm việc và giảng dạy, hỗ trợ tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, sinh viên như chương trình tình nguyện “Đại sứ tiếng Nga trên thế giới”, Olympic tiếng Nga quốc tế dành riêng cho học sinh Việt Nam... Đó là những tín hiệu tốt trong việc phát triển dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam và đã nhận được phản hồi rất tích cực từ phía phụ huynh, học sinh, sinh viên và giáo viên.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam mong muốn hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước tiếp tục được mở rộng, đi vào chiều sâu.
“Tôi tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian sớm nhất sắp tới, hai Bộ Giáo dục hai nước sẽ hoàn tất đàm phán để có thể nâng tầm vị thế và vai trò của Phân viện Puskin không chỉ tại Việt Nam và cả trong khu vực Đông Nam Á”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Phát biểu khai mạc chuỗi các hoạt động, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga Mogilevsky Konstantin Ilyich cho rằng, Phân viện Puskin trong suốt 40 năm qua không ngừng thực hiện sứ mệnh cao cả - quảng bá tiếng Nga, phổ biến văn học Nga và văn hóa ở Việt Nam. “Nhân đây, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các cán bộ nhân viên của Phân viện vì sự tận tuỵ trong công việc”, Thứ trưởng Mogilevsky Konstantin Ilyich bày tỏ.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga Mogilevsky Konstantin Ilyich
trao Thư cảm ơn của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin
cho Phân viện Puskin
Thứ trưởng Mogilevsky Konstantin Ilyich nói: “Hiện nay chúng tôi đang đẩy mạnh hoạt động của Phân viện Puskin. Chúng tôi đang cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam xây dựng dự thảo Hiệp định liên chính phủ với mô hình quản lý mới và đầu tư tài chính chung. Chúng tôi coi Phân viện là tổ chức giáo dục hàng đầu trong việc quảng bá tiếng Nga ở Đông Nam Á”.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich cho biết: Phân viện Puskin đang tích cực tiếp cận thế hệ trẻ Việt Nam, tổ chức các hoạt động, vun đắp trong họ tình yêu với tiếng Nga và văn hóa Nga. Tại Phân viện Puskin các em học sinh và sinh viên được chuẩn bị kiến thức để du học tại các trường đại học Nga và tất cả mọi người đều có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực tiếng Nga và văn học Nga. Ngài Đại sứ nhấn mạnh: “Đội ngũ cán bộ giảng viên của Phân viện vẫn gìn giữ truyền thống tốt đẹp nhiều năm qua và tự tin hướng tới tương lai”.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich
phát biểu chào mừng
“Chúng tôi vui mừng nhấn mạnh rằng, bất chấp tình hình địa chính trị khó khăn, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt đang ngày càng được củng cố và nhu cầu về các chuyên gia biết tiếng Nga trong nhiều lĩnh vực không ngừng tăng lên. Đây là sự khẳng định rõ ràng về tầm quan trọng của Phân viện với tư cách là cơ sở giáo dục nền tảng trong việc phổ biến tiếng Nga tại Việt Nam, cũng như tính đúng đắn của các quyết định được thông qua sau kết quả cuộc họp của Ủy ban liên Chính phủ Nga - Việt về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật, được tổ chức vào tháng 4 năm nay, cũng như quyết định về việc đưa Phân viện Puskin trở thành trung tâm tiếng Nga của khu vực để đào tạo phương pháp cho đội ngũ giảng viên, phát triển và thực hiện hóa các chương trình giáo dục ở nhiều cấp độ khác nhau ở Đông Nam Á, bao gồm cả việc cử các chuyên gia hàng đầu của Nga tới đây”, Đại sứ Bezdetko Gennady Stepanovich cho biết.
“Tôi xin một lần nữa ghi nhận sự đóng góp to lớn của tập thể Phân viện Puskin trong việc quảng bá tiếng Nga tại Việt Nam. Các nhà Nga ngữ học làm việc tại Phân viện Puskin luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình với các đồng nghiệp trẻ và học trò. Chính là nhờ các bạn, những thầy cô giáo đáng kính, giới trẻ Việt Nam có thể khám phá được vẻ đẹp và sự phong phú trong ngôn ngữ của A.X. Pushkin và L.N. Tolstoy, M.V. Lermontov và N.V. Gogol, làm quen với văn học, lịch sử và văn hóa Nga. Xin cảm ơn vì công việc đầy vất vả mà cao quý của các bạn!”, Đại sứ Bezdetko Gennady Stepanovich nhấn mạnh.
Tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập, Phân viện Puskin vinh dự đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin đã tặng Thư cảm ơn cho Phân viện Puskin vì có nhiều đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tácvăn hóa giữa hai nước; Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam cũng tặng Thư cảm ơn cho Phân viện vì nhiều năm hoạt động tích cực trong việc phát triển và quảng bá tiếng Nga, đóng góp to lớn vào việc củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. Ngoài ra, Phân viện cũng vinh dự nhận Bằng khen của Quỹ “Thế giới Nga” vì tích cực quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Nga, đóng góp to lớn trong việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Quỹ “Thế giới Nga” ở Việt Nam.
Hội thảo khoa học - thực hành quốc tế “Chiến lược nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ trong không gian khoa học và giáo dục hiện đại”
Hội thảo khoa học - thực hành quốc tế “Chiến lược nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ trong không gian khoa học và giáo dục hiện đại” đã diễn ra thành công tốt đẹp trong hai ngày 30/11 và 01/12/2023, dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom. Hội thảo do Phân viện Puskin và Viện tiếng Nga quốc gia mang tên A.X. Pushkin đồng tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga và hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Các nhà Nga ngữ trình bày tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 150 đại biểu và báo cáo viên từ Nga, Việt Nam và các nước Đông Nam Á; đông đảo các nhà Nga ngữ học, các nhà khoa học, giảng viên/giáo viên, nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên, các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục.
Các đại biểu đã chia sẻ các phương pháp nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ trong không gian khoa học và giáo dục hiện đại; trao đổi ý tưởng về các vấn đề đang nghiên cứu. Qua đó thúc đẩy quảng bá, phát triển dạy và học tiếng Nga cũng như quảng bá giáo dục Liên bang Nga tại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ban Tổ chức đã nhận được gần 50 bài nghiên cứu và tham luận chất lượng bằng tiếng Nga của các nhà nghiên cứu đến từ 12 quốc gia, gồm Nga, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Мalaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, Việt Nam... Các nghiên cứu khoa học tham dự Hội thảo lần này đã được chọn lọc để công bố trên số đặc biệt của Tạp chí khoa học quốc tế “Tiếng Nga ở nước ngoài” - “Nga ngữ học Việt Nam” số 27.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng “Hội thảo là hoạt động rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và phát triển giảng dạy tiếng Nga ở Việt Nam, tiếp nối các hội thảo khoa học quốc tế về tiếng Nga mà Phân viện Puskin đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức trong nhiều năm qua, cũng là hoạt động thiết thực để chào mừng sự kiện lớn của quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta - 45 năm quan hệ giáo dục Việt - Nga”.
Báo cáo viên trình bày tham luận tại Hội thảo (trực tuyến)
Tại Phiên toàn thể của Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe những chia sẻ, trao đổi của Viện trưởng Viện tiếng Nga quốc gia mang tên A.X. Pushkin Natalia Trukhanovskaya, PGS.TS. Bùi Hiền, TS ngữ văn Anna Golubeva - Tổng biên tập Nhà xuất bản Zlatoust, cùng hai tình nguyện viên của Chương trình “Đại sứ tiếng Nga trên thế giới” - Polina Dorozhkina và Anna Listova.
Sau phiên toàn thể, các phiên họp của 4 Tiểu ban đã được tổ chức tại Phân viện Puskin vào ngày 01/12/2023. Hội thảo được tổ chức thành 4 phiên thảo luận về 4 chủ đề chính: Những vấn đề cấp thiết về dạy - học và nghiên cứu tiếng Nga trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số (Tiểu ban 1); Tiếng Nga chuyên ngành (Tiểu ban 2); Phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ: Truyền thống và hiện đại (Tiểu ban 3); Nghiên cứu văn học, văn hóa Nga và các vấn đề dịch thuật (Tiểu ban 4). Đáng chú ý, các báo cáo viên đến từ nhiều quốc gia, đơn vị đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Nga, đơn vị giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ.
Báo cáo viên trình bày tham luận tại Tiểu ban 1 - Những vấn đề cấp thiết về dạy - học và nghiên cứu tiếng Nga trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số
Các bài tham luận báo cáo tại Hội thảo tập trung vào các vấn đề về phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, các đặc điểm nổi bật của việc dạy - học tiếng Nga trong các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam… Tất cả các tham luận được chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nội dung và hình thức. Một số báo cáo đề cập đến việc ứng dụng kỹ thuật số, công nghệ thông tin hay trí tuệ nhân tạo vào việc dạy - học và nghiên cứu tiếng Nga trong bối cảnh hiện nay đã thu hút sự quan tâm, thảo luận trao đổi sôi nổi của đại biểu.
Trong khuôn khổ Hội thảo, Ban Tổ chức đã giới thiệu tổ hợp sách giáo khoa “Chuyến bay” của Nhà xuất bản “Zlatoust” của Liên bang Nga. Đây là bộ sách giáo khoa do các tác giả Nga và Việt Nam cùng phối hợp biên soạn lại, là một ví dụ điển hình cho hợp tác giữa hai bên trong việc thúc đẩy giảng dạy và quảng bá tiếng Nga ở Việt Nam.
Olympic tiếng Nga quốc tế
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập, Phân viện Puskin phối hợp với Viện tiếng Nga quốc gia mang tên A.X. Pushkin tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế dành cho học sinh Việt Nam. Trải qua hai vòng thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn được các thí sinh xuất sắc nhất trong số 440 học sinh từ 10 trường Trung học phổ thông Chuyên. Ban Tổ chức Cuộc thi đã trao 10 phần thưởng cho 10 thí sinh tích cực nhất của vòng Bán kết; trao quà và giấy chứng nhận cho 30 thí sinh của vòng Chung kết.
Trao giải cho 3 học sinh đoạt giải Nhất Olympic tiếng Nga quốc tế
Trao giải cho các thí sinh chiến thắng và phần thưởngcho thí sinh vòng Chung kết
Cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế dành cho học sinh Việt Nam năm 2023
Ba giải Nhất Olympic tiếng Nga quốc tế được trao cho 03 học sinh Việt Nam, gồm: Nguyễn Hoàng Việt, Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (thành phố Hà Nội); Phạm Quang Dương, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (tỉnh Hải Dương); và Hoàng Đăng Khôi, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An). Ba thí sinh đoạt giải Nhất sẽ được tài trợ toàn bộ kinh phí cho chuyến thăm nước Nga và học hè miễn phí trong vòng 01 tháng vào mùa hè năm 2024.
Triển lãm giáo dục đại học LB Nga
Liên bang Nga là nước đón nhận sinh viên và cán bộ Việt Nam sang học tập, nghiên cứu nhiều nhất trong số gần 20 nước tiếp nhận đào tạo lưu học sinh Việt Nam diện Hiệp định thời gian qua. Hiện nay, có hơn 5.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Liên bang Nga, chiếm trên 70% lưu học sinh Việt Nam diện Hiệp định đang học tập ở nước ngoài. Cùng với ngày đầu tiên của Hội thảo, đã diễn ra Triển lãm giáo dục đại học Nga với sự tham gia của các trường đại học lớn của Nga, một sự kiện đáng chú ý trước khi bắt đầu tuyển sinh lưu học sinh cho năm học 2024 - 2025.
Một số hình ảnh khác về các hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập Phân viện Puskin:
Tiết mục văn nghệ do học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội)
biểu diễn tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Phân viện Puskin
Tiết mục văn nghệ do học sinh Trường phổ thông trực thuộc Đại sứ quán Liên bang Nga
tại Việt Nam biểu diễn tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Phân viện Puskin
Trình diễn trang phục truyền thống Việt - Nga tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập
Phân viện Puskin
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Phân viện Puskin
Các tác giả Nga và Việt Nam giới thiệu bộ sách giáo khoa tiếng Nga “Chuyến bay”
Khách tham quan Triển lãm giáo dục đại học Nga
Các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại
Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Phân viện Puskin
Các giám khảo và thí sinh tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế dành cho học sinh Việt Nam
Các cựu cán bộ nhân viên về thăm, chúc mừng 40 năm thành lập Phân viện Puskin
BBT Phân viện Puskin
Bình luận:
-
Phân viện Puskin - cầu nối cho thiếu nhi Việt Nam đến với “Artek - Vương quốc của tuổi thơ và tình bạn”
-
Hội thảo khoa học Quốc tế II "Giáo dục. Tọa đàm vì tương lai" 26-27-28/03/2017
-
Hội thảo chuyên đề Quốc tế lần I "Tiếng Nga trong thế giới đa văn hóa" từ ngày 8-12/06/2017
-
Cuộc thi tiếng Nga quốc tế "Artek" năm 2017
-
Giờ học tiếng Nga với người bản ngữ
-
Chuẩn bị du học
-
Chủ đề "Tình bạn"
-
Giao lưu văn hóa, học hè và trải nghiệm tại Saint-Petersburg - Hè 2016
-
Festival dành cho học sinh và sinh viên “Đa sắc màu Việt-Nga”


