К морю
Прощай, свободная стихия! В последний раз передо мной Ты катишь волны голубые И блещешь гордою красой.
Как друга ропот заунывный, Как зов его в прощальный час, Твой грустный шум, твой шум призывный Услышал я в последний раз.
Моей души предел желанный! Как часто по брегам твоим Бродил я тихий и туманный, Заветным умыслом томим!
Как я любил твои отзывы, Глухие звуки, бездны глас И тишину в вечерний час, И своенравные порывы!
Смиренный парус рыбарей, Твоею прихотью хранимый, Скользит отважно средь зыбей: Но ты взыграл, неодолимый, И стая тонет кораблей.
Не удалось навек оставить Мне скучный, неподвижный брег, Тебя восторгами поздравить И по хребтам твоим направить Мой поэтической побег!
Ты ждал, ты звал... я был окован, Вотще рвалась душа моя: Могучей страстью очарован, У берегов остался я…
О чем жалеть? Куда бы ныне Я путь беспечный устремил? Один предмет в твоей пустыне Мою бы душу поразил.
Одна скала, гробница славы... Там погружались в хладный сон Воспоминанья величавы: Там угасал Наполеон.
Там он почил среди мучений. И вслед за ним, как бури шум, Другой от нас умчался гений, Другой властитель наших дум.
Исчез, оплаканный свободой, Оставя миру свой венец. Шуми, взволнуйся непогодой: Он был, о море, твой певец.
Твой образ был на нём означен, Он духом создан был твоим: Как ты, могущ, глубок и мрачен, Как ты, ничем неукротим.
Мир опустел... Теперь куда же Меня б ты вынес, океан? Судьба людей повсюду та же: Где капля блага, там на страже Уж просвещенье иль тиран.
Прощай же, море! Не забуду Твоей торжественной красы И долго, долго слышать буду Твой гул в вечерние часы.
В леса, в пустыни молчаливы Перенесу, тобою полн, Твои скалы, твои заливы, И блеск, и тень, и говор волн.
1824 |
Gửi biển
Hỡi thiên nhiên tự do, thôi từ biệt! Trước mặt ta đây là bữa cuối cùng Ngươi xô ngọn sóng xanh bát ngát Chói ngời lên vẻ đẹp tráng hùng.
Như tiếng bạn thầm thì buồn bã, Như tiếng kêu trong phút chia phôi, Lần cuối cùng bên tai ta vẳng lại Tiếng dạt dào thôi thúc mãi không nguôi.
Ôi! giới hạn của lòng ta ao ước! Trên bờ ngươi ta thường dạo bước Hồn lâng lâng sương khói quyện mịt mờ, Lòng xốn xang hoài bão lớn vô bờ.
Yêu biết mấy tiếng ngươi vẳng đến Điệu thâm trầm thăm thẳm mênh mông Khi vắng lặng trong những giờ chiều xuống Khi thất thường trào cuộn bão giông!
Cánh buồm chài được ngươi bảo hộ Hiền lành trôi theo nước reo sóng đổ Lướt hiên ngang trên biển gợn xa vời, Nhưng ngươi bỗng nổi cơn thịnh nộ, Dìm từng đoàn tàu lớn giữa xa khơi.
Ta không thể suốt đời từ bỏ Dải bờ buồn ngày tháng im hơi, Ta không thể đem nỗi vui khôn tỏ Chúc mừng ngươi và theo song ra khơi! Hướng bước chân thơ mộng giữa nước trời.
Ngươi gọi ta, đợi chờ... ta bị xích; Tâm hồn ta cố vùng vẫy uổng công: Vì nung nấu một khát khao tuyệt đích Trên bờ ngươi ta ở lại cực lòng…
Thương tiếc gì? Về đâu ta hướng Bước đường đi vô định mênh mông? Mỗi vật đây của ngươi trong hoag vắng Đều làm ta lay động tận đáy lòng.
Một tảng đá, phần mộ của vinh quang... Nơi vùi sâu của một thời oanh liệt. Trong giấc ngủ ngàn năm lạnh buốt: Tại nơi đây tắt thở Napoleon.
Ông yên nghỉ giữa đau buồn sầu não. Tiếp theo ông, như tiếng gầm gió bão, Thêm một thiên tài nối gót ra đi, Một bậc thầy từng thống lĩnh tâm tư.
Người qua đời, niềm tự do gào khóc, Để lại cho thế giới cả vòng hoa Hãy gầm lên, biển ơi, hãy cồn sóng Chính vì ngươi Người đã cất lời ca.
Hình ảnh ngươi trong Người biểu hiện, Chính hồn ngươi hun đúc nên Người: Cũng âm u, oai hùng và sâu thẳm Cũng như ngươi, không khuất phục cuộc đời.
Biển cả ơi, thôi rỗng hết địa cầu... Ta giờ đây ngươi đem bỏ về đâu? Khắp mọi nơi con người chung phận nhục: Đâu có được một giọt ngời hạnh phúc Là văn minh hay chuyên chế theo sau.
Thôi từ giã, biển ơi! Ta nhớ mãi Vẻ đẹp ngươi rực rỡ huy hoàng Và còn mãi tiếng ngươi đồng vọng lại Bên tai ta trong những buổi chiều tàn.
Ngập hồn biển, ta mang về tất cả Nơi rừng rú, cô liêu hoang dã: Cả eo ghềnh, ánh chói, bóng râm, Cả tiếng sóng reo tâm sự thì thầm.
Thúy Toàn dịch |
Nguồn: “Thơ A. Puskin song ngữ Nga - Việt” do Vũ Thế Khôi tuyển chọn.
Sách được xuất bản năm 2014, nhân kỷ niệm 215 năm sinh A. Puskin (1899 - 2014),
theo chương trình hoạt động của Phân viện tiếng Nga Puskin tại Hà Nội; Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây;
Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga; và Quỹ Hỗ trợ dịch văn học Việt - Nga, Hội Nhà văn Việt Nam.
Bình luận:
-
Phân viện Puskin - cầu nối cho thiếu nhi Việt Nam đến với “Artek - Vương quốc của tuổi thơ và tình bạn”
-
Hội thảo khoa học Quốc tế II "Giáo dục. Tọa đàm vì tương lai" 26-27-28/03/2017
-
Hội thảo chuyên đề Quốc tế lần I "Tiếng Nga trong thế giới đa văn hóa" từ ngày 8-12/06/2017
-
Cuộc thi tiếng Nga quốc tế "Artek" năm 2017
-
Giờ học tiếng Nga với người bản ngữ
-
Chuẩn bị du học
-
Chủ đề "Tình bạn"
-
Giao lưu văn hóa, học hè và trải nghiệm tại Saint-Petersburg - Hè 2016
-
Festival dành cho học sinh và sinh viên “Đa sắc màu Việt-Nga”


