Chuyến tham quan đầy ý nghĩa tới Nhà máy Thủy điện Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình, được Phân viện Puskin tổ chức vào tháng 8 năm 2024, nhân kỷ niệm 30 năm vận hành của Nhà máy Thủy điện Hoà Bình - một công trình thế kỷ tại Việt Nam, biểu tượng của tình hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam – Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay).
Đây cũng là hoạt động trải nghiệm thực tế và thực hành ngôn ngữ dành cho các học viên của Học viện Khoa học quân sự, đang thực tập tại Phân viện. Các học viên tập làm hướng dẫn viên du lịch, khách thăm quan là các chuyên gia Nga được Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga cử sang làm việc tại Phân viện Puskin.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Các chuyên viên Phân viện Puskin Vũ Hồng Ngọc và Trần Thị Lan cho biết: “Thông qua chuyến tham quan Hòa Bình, chúng tôi mong muốn giới thiệu với các chuyên gia Nga về văn hóa, thắng cảnh của Việt Nam, giới thiệu công trình biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Nga. Chúng tôi thường tổ chức các hoạt động tương tự để tạo cơ hội cho các sinh viên thực tập tại Phân viện Puskin rèn luyện khả năng tổ chức, nâng cao trình độ tiếng Nga, với vai trò thiết kế du lịch và hướng dẫn viên du lịch”.
Các “hướng dẫn viên” đã chuẩn bị tư liệu, thuyết minh và giới thiệu với các “vị khách Nga” vể lịch sử nhà máy Thủy điện Hòa Bình, quy mô và quy trình vận hành công trình vĩ đại này; thăm qyuan các tổ máy ngầm; thắp hương tại Đài tưởng niệm 168 cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã hy sinh trong quá trình xây dựng công trình; chinh phục 79 bậc thang lên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã có những chỉ đạo và tầm nhìn quan trọng trong việc xây dựng công trình…
Dưới chân tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủy điện Hòa Bình
Bà Olga Nhikolaievna Guseva, chuyên gia giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, chia sẻ: “Đây là một biểu tượng rất vĩ đại và có ý nghĩa quan trọng: một nhà máy thủy điện được xây dựng bởi hai dân tộc lớn, đã hoạt động trong nhiều năm và tiếp tục mang lại cho chúng ta những lợi ích tốt đẹp”.
Tham quan cụm công trình ngầm tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Điểm dừng chân tiếp theo của đoàn là nơi cất giữ "Bức thư thế kỷ", được viết bởi những kỹ sư, chuyên gia Việt Nam và Liên Xô khi hoàn thành xây dựng đập, đặt trong khối bê tông lớn nặng 10 tấn, và sẽ được công bố vào vào ngày 01/01/2100 - thời khắc thế giới bước sang thế kỷ XXII. “Chúng em rất tò mò không biết trong bức thư đó viết những gì. Nhưng em tin rằng đó sẽ là một thông điệp đầy ý nghĩa và truyền cảm hứng cho thế hệ sau. Chuyến đi này giống như một bài học lịch sử sống động" - học viên Hoàng Anh Thái hào hứng nói.
Đoàn nghỉ trưa tại nhà hàng địa phương và có cơ hội như: lợn rừng chao mắc mật, cá bống, cơm lam,… Mọi người cùng nhau trò chuyện và giới thiệu với các chuyên gia Nga về các món ăn đặc sản tại nơi đây.
Sau khi nghỉ trưa, thưởng thức các món ăn độc đáo của vùng Tây Bắc, đoàn di chuyển đến địa điểm tham quan thứ hai - động Đá Bạc thuộc xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình nằm trong lòng núi Cóc. Đây là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, với hệ thống nhũ đá đa dạng và màu sắc lung linh.
Tham quan động Đá Bạc
“Chuyến đi hôm nay thật tuyệt vời. Xin cảm ơn chân thành Phân viện Puskin và các bạn trẻ đang học tập và yêu quý ngôn ngữ của chúng tôi. Ngay lúc này, đứng tại động Đá Bạc, tôi cảm thấy rất thích thú khi được các bạn giới thiệu về một nơi mà có lẽ chưa từng có người Nga đến. Một nơi chốn linh thiêng đối với người Việt Nam và đem lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc” – Bà Olga Nhikolaievna Guseva chia sẻ.
Khi được hỏi về ấn tượng của mình trong chuyến đi này, Bà Tamara Aleksandrovna Kargy, chuyên gia giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, chia sẻ: “Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng vào năm 1979, đây là thời điểm khó khăn đối với cả dân tộc Việt Nam và Liên Xô. Cha ông chúng ta đã xây dựng cả một công trình thế kỷ. Thật thú vị khi biết đến và đọc được thông điệp mà những người xây dựng công trình đã để lại cho hậu thế. Họ hiểu rằng công trình này sẽ trường tồn cùng thời gian. Tôi tin chắc rằng thế hệ tương lai sẽ được đọc và được nghe thông điệp này. Tất nhiên, không thể không nhắc đến những ấn tượng tuyệt vời về cảnh quan thiên nhiên và công trình nhà máy hùng vĩ do bàn tay, khối óc con người làm nên. Một điều đặc biệt thú vị về động Đá Bạc là động mới được phát hiện vào năm 1990. Tạo hóa dường như vẫn luôn đưa chúng ta từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.”
Kết thúc chuyến đi, học viên Phạm Quang Thuận hào hứng chia sẻ: “Chuyến đi này cho chúng em không chỉ cơ hội tập sử dụng tiếng Nga trong công việc, mà còn tiếp thu được thêm các kiến thức mới lạ về các địa điểm nổi tiếng của đất nước ta. Em mong rằng sẽ có cơ hội tham gia thêm nhiều các hoạt động bổ ích và hấp dẫn do Phân viện Puskin tổ chức”.
Dưới đây là những bức ảnh kỷ niệm của cả đoàn trong chuyến tham quan:
BBT Phân viện Puskin
Bình luận:
- Phân viện Puskin - cầu nối cho thiếu nhi Việt Nam đến với “Artek - Vương quốc của tuổi thơ và tình bạn”
- Hội thảo khoa học Quốc tế II "Giáo dục. Tọa đàm vì tương lai" 26-27-28/03/2017
- Hội thảo chuyên đề Quốc tế lần I "Tiếng Nga trong thế giới đa văn hóa" từ ngày 8-12/06/2017
- Cuộc thi tiếng Nga quốc tế "Artek" năm 2017
- Giờ học tiếng Nga với người bản ngữ
- Chuẩn bị du học
- Chủ đề "Tình bạn"
- Giao lưu văn hóa, học hè và trải nghiệm tại Saint-Petersburg - Hè 2016
- Festival dành cho học sinh và sinh viên “Đa sắc màu Việt-Nga”