Thursday, 03 - 04 - 2025 10:21:26
Hội thảo quốc gia "Đổi mới dạy và học tiếng Nga trong các cơ sở GD&ĐT tại Việt Nam"
 
 
Ngày 24/11/2015, Phân viện Puskin và Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đồng tổ chức Hội thảo quốc gia “Đổi mới dạy và học tiếng Nga trong các cơ sở GD&ĐT tại Việt Nam” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo và giáo viên tiếng Nga của 40 cơ sở GD&ĐT tại Việt Nam.  
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các thầy cô giáo tiếng Nga chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga hiệu quả trên toàn quốc trong giai đoạn 2016-2020 để đào tạo và cung cấp nhân lực giỏi tiếng Nga, phục vụ hợp tác chiến lược toàn Việt-Nga.
 
 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo Hội thảo
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: “Xuyên suốt lịch sử 70 năm dạy tiếng Nga cho hàng triệu người Việt Nam, đội ngũ GV tiếng Nga trong nước đã không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc, đưa nền văn hóa Nga kỳ vĩ gần gũi hơn với người Việt Nam.  Tuy nhiên, công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD&ĐT của nước ta hiện đang đặt ra những thách thức lớn cho đội ngũ giáo viên và giảng viên các cơ sở GD trên toàn quốc nói chung và đội ngũ giảng dạy tiếng Nga nói riêng”. 
Bà Elena Zubsova - Tham tán Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam - chỉ rõ: “Đổi mới dạy và học tiếng Nga trong các cơ sở GD&ĐT tại Việt Nam là một đề tài rất cấp thiết. Tôi nghĩ đã đến lúc cần phải đổi mới. Hiện nay nhiều chương trình, sách giáo khoa, giáo trình tiếng Nga không còn phù hợp với nhu cầu hiện đại, và chất lượng sinh viên tốt nghiệp chưa được tốt lắm. Thật tiếc, việc các sinh viên tốt nghiệp tại các trường sư phạm, thậm chí cả với tấm bằng loại xuất sắc nhưng lại không thể nói tiếng Nga thành thạo”. 
 
 
Phó Cục trưởng Cục ĐTVNN, TS. Nguyễn Hải Thanh giới thiệu, tuyên bố lý do Hội thảo
 
 
TS. Nguyễn Thị Thu Đạt – Phó GĐ Phân viện Puskin báo cáo kết quả khảo sát đánh giá thực trạng dạy và học tiếng Nga tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015
 
Thực trạng dạy và học tiếng Nga trong các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam được trình bày trong báo cáo khảo sát của TS. Nguyễn Thị Thu Đạt – Phó GD Phân viện Puskin: “Trước đây tiếng Nga ở Việt Nam được dạy hầu hết ở tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo, từ THCS đến đại học. Nhưng tính đến năm 2015, ở khối các trường ĐH, CĐ chuyên ngữ chỉ còn 7 trường đào tạo tiếng Nga chuyên; khối các học viện, trường ĐH, CĐ, trung cấp dạy tiếng Nga không chuyên chỉ còn 22 cơ sở (trước đây là 93 cơ sở).  Đặc biệt, ở khối các trường phổ thông, hiện chỉ còn 11 trường THPT chuyên và 01 trường THCS chuyên trên toàn quốc dạy tiếng Nga. Tính đến tháng 9/2015 toàn quốc chỉ còn gần 230 GV tiếng Nga, trong đó có 36 GV phổ thông”.
 
PGS. TS. Bùi Hiền - cần xây dựng SGK, giáo trình tiếng Nga có định hướng dân tộc và giáo trình tiếng Nga chuyên ngành được biên soạn dành riêng cho người Việt;
 
Tại Hội thảo, các chuyên gia Nga ngữ đầu ngành và đội ngũ giáo viên tập trung nêu bật các vấn đề như: Cần thiết đưa tiếng Nga trở lại dạy ở cấp THCS, làm tiền đề cho HS học chuyên tiếng Nga ở cấp THPT; Cần có chính sách thu hút người học, khen thưởng học sinh giỏi và GV dạy giỏi; Cần đào tạo nguồn giáo viên trẻ kế cận; Cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, festival, các cuộc thi, olympic tiếng Nga để khích lệ người học; Cần xây dựng khung chương trình tiếng Nga thống nhất toàn quốc; Đề xuất đổi mới dạy và học, kiểm tra đánh giá tiếng Nga; Cần biên soạn SGK, giáo trình tiếng Nga có dịnh hướng dân tộc và giáo trình tiếng Nga chuyên ngành; 
 
 
Đại diện trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An trình bày báo cáo tham luận 
 
Đặc biệt, các cơ sở đều nhấn mạnh việc cần có GV người bản ngữ trực tiếp dạy cho học sinh, sinh viên  và tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV tiếng Nga hàng năm tại Phân viện Puskin. Các giáo viên tiếng Nga cũng đưa ra đề nghị và mong muốn sự hợp tác, hỗ trợ đối với Phân viện Puskin và các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam từ ĐSQ Nga tại VN, Bộ GD&KH LB Nga, Quỹ “Thế giới Nga”, Cơ quan hợp tác Liên bang và các cơ quan hữu quan Nga trong các mặt này nhằm đẩy mạnh phong trào dạy, học và nghiên cứu tiếng Nga ở Việt Nam.
 
Một số hình ảnh tại Hội thảo 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                
 
Phóng sự Hội thảo quốc gia
“Đổi mới dạy và học tiếng Nga trong các cơ sở GD&ĐT tại Việt Nam”  trên kênh VTV4
 

 

BBT Phân viện Puskin


Bình luận:

Gửi chia sẻ của bạn:

Họ tên:
Email:
Nội dung:

(*)
Tin liên quan

Hội nghị quốc tế về bảo tồn ngôn ngữ bản địa

Trong ba ngày từ 5 - 7/7/2022, Hội nghị quốc tế cấp cao với chủ đề “Kho tàng tiếng mẹ đẻ của thế giới: Nuôi dưỡng và trân trọng. Bảo tồn ngôn ngữ bản địa trong bối cảnh, chính sách và thực tiễn trong nước và quốc tế” đã diễn ra thành công... Xem chi tiết

Cuộc thi “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga”: Sân chơi ươm mầm sáng tạo

Qua sáu lần tổ chức và đón nhận hàng trăm tác phẩm dự thi từ các “họa sĩ nhí”, Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” ngày càng khẳng định rõ vai... Xem chi tiết

Ngày tiếng Nga trên toàn thế giới và ngày sinh của đại thi hào Nga A.X. Puskin

“A.X. Puskin và tiếng Nga là hai mắt xích không thể tách rời” Xem chi tiết

"Artek - Thế giới của tuổi thơ"

    «КОМАНДА АРТЕКА - КОМАНДА СТРАНЫ»!    Xem chi tiết

Trao giải Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” lần thứ VI

Ngày 23/5/2022, Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam – Em vẽ nước Nga” lần thứ VI đã được tổ chức tại Phân viện Puskin, Hà Nội. Xem chi tiết

Hình ảnh - Sự kiện
khu vui chơi trẻ em hà nội | Nội thất đẹp | thuê áo dài