Sáng ngày 30 tháng 11 năm 2017, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã tiến hành Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo trong Quân chủng Phòng không-Không quân” tại Học viện PK-KQ. Đồng chí Trung tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có các vị lãnh đạo cấp cao của Quân chủng PK-KQ; Thủ trưởng các sư, lữ đoàn; Thủ trưởng các cơ quan, khoa, đơn vị; giảng viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh. Khách mời của Hội thảo là Phân viện Puskin, Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT.
Khai mạc Hội thảo, Trung tướng, TS. Lê Huy Vịnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy và học Ngoại ngữ trong các đơn vị quân đội Việt Nam, thậm chí phải rất thành thạo Ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Nga, để phục vụ công việc.
Trung tướng, TS. Lê Huy Vịnh phát biểu khai mạc Hội thảo
Hội thảo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các tướng lĩnh và các nhà khoa học trong và ngoài quân chủng PK-KQ. Hơn 40 bài tham luận được gửi đến, cũng như được trình bày trực tiếp tại Hội thảo.
Các bài tham luận phân tích đánh giá thực trạng, nhu cầu sử dụng, tính cấp thiết trong đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, QNCN, CNVQP trong Quân chủng PK-KQ; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy ngoại ngữ phù hợp cho từng đối tượng trong Quân chủng PK-KQ định hướng giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
Thiếu tướng Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu, phát động giáo viên ngoại ngữ tự học, phấn đấu nâng cao trình độ, và đưa ra quy định khen thưởng thiết thực đối với những giáo viên đạt chuẩn năng lực theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Thiếu tướng, TS. Hà Xuân Trường, Giám đốc Học viện PK-KQ khẳng định cần thiết phải thực sự chuyển đổi từ chương trình đào tạo ngoại ngữ mang tính hàn lâm sang tiếp cận năng lực thực sự của người học và phát triển năng lực giao tiếp, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; đồng thời phải tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, chuẩn hóa trình độ của giáo viên ngoại ngữ.
Thiếu tướng, TS. Hà Xuân Trường, Giám đốc Học viện PK-KQ phát biểu tham luận
Trong bài tham luận của mình, TS. Nguyễn Thị Thu Đạt trình bày về các hoạt động hỗ trợ dạy và học tiếng Nga, giúp làm tăng hứng thú và động cơ của người học, nâng cao trình độ Ngoại ngữ; đồng thời giới thiệu các mô hình dạy và học Ngoại ngữ mới: “Học trực tuyến. Tương tác trực tiếp” dành cho người học; học bồi dưỡng và nâng cao trình độ trực tuyến dành cho giáo viên Ngoại ngữ toàn quốc.
BBT Phân viện Puskin.
Ảnh: HV PK-KQ cung cấp
Bình luận:
-
Phân viện Puskin - cầu nối cho thiếu nhi Việt Nam đến với “Artek - Vương quốc của tuổi thơ và tình bạn”
-
Hội thảo khoa học Quốc tế II "Giáo dục. Tọa đàm vì tương lai" 26-27-28/03/2017
-
Hội thảo chuyên đề Quốc tế lần I "Tiếng Nga trong thế giới đa văn hóa" từ ngày 8-12/06/2017
-
Cuộc thi tiếng Nga quốc tế "Artek" năm 2017
-
Giờ học tiếng Nga với người bản ngữ
-
Chuẩn bị du học
-
Chủ đề "Tình bạn"
-
Giao lưu văn hóa, học hè và trải nghiệm tại Saint-Petersburg - Hè 2016
-
Festival dành cho học sinh và sinh viên “Đa sắc màu Việt-Nga”


