Sunday, 06 - 04 - 2025 03:11:45
Khai mạc triển lãm "TIẾNG NGA Ở VIỆT NAM"
Khai mạc triển lãm "TIẾNG NGA Ở VIỆT NAM"
 
Hôm qua ngày 4 tháng 6 năm 2015, ngay trước Ngày tiếng Nga trên toàn thế giới, Phân viện Puskin Hà Nội đã mở cuộc triển lãm đầu tiên về tiếng Nga “TIẾNG NGA Ở VIỆT NAM”, về việc tiếng Nga đến với Việt Nam một cách rất đặc biệt và về sự phát triển của tiếng Nga ở Việt Nam.
Triển lãm “TIẾNG NGA Ở VIỆT NAM” được tổ chức trong khuôn khổ một loạt các hoạt động của năm 2015, hướng tới kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên Xô-Liên bang Nga (30/01/1950-30/01/2015) và 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2015), người đã đạt nền móng cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Nga. Các đơn vị đồng tổ chức là Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga và Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội.
 
Bà Nguyễn Thị Thu Đạt - Phó giám đôc Phân viện Puskin phát biểu tại triển lãm
 
Tham dự Lễ khai mạc triển lãm có đoàn đại biểu đến từ Liên bang Nga – các giảng viên, các nhà Nga ngữ học, đại diện của 5 trường đại học lớn của Nga; đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ giáo dục trung học, Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; các vị đại diện, giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục Việt Nam và các nhà Nga ngữ học hàng đầu của Việt Nam. Các học viên khóa “Tiếng Nga tiền du học” của Học viện An ninh Nhân dân cũng có mặt trong buỗi Lễ này.
 
Khách mời tại buổi khai mạc triển lãm "Tiếng Nga ở Việt Nam" 
 
Trong bài phát biểu khai mạc triển lãm, PGS. TS. Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD&ĐT, đã nói: Triển lãm “Tiếng Nga ở Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên. Quy mô  của triển lãm còn khiêm tốn, nhưng đã chứng tỏ các nhà tổ chức rất quan tâm đến tiếng Nga, đến việc giữ vững vị thế và mong muốn phát triển dạy và học tiếng Nga. Tình yêu lớn đối với tiếng Nga, văn học và văn hóa Nga thể hiện rõ nét ở các công trình nghiên cứu của các nhà Nga ngữ học Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng triển lãm này sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về giai đoạn khi tiếng Nga mới du nhập vào Việt Nam, những người Việt Nam đầu tiên học tiếng Nga và quá trình phát triển của tiếng Nga ở Việt Nam”.
 
PGS. TS. Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài phát biểu khai mạc triển lãm
 
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại CHXHCN Việt Nam cũng đến chúc mừng thành công của triển lãm. Ngài Đại sứ đánh giá cao sự đóng góp của các nhà Nga ngữ học Việt: “Chúng ta hôm nay họp mặt ở đây để tôn vinh những chuyên gia ngôn ngữ của Việt Nam, những người đã và đang gìn giữ truyền thống vinh quang: truyền bá tiếng Nga ở Việt Nam”.
 
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại CHXHCN Việt Nam phát biểu tại triển lãm
 
Tiếp sau đó, các vị khách quý và khán giả được xem bộ phim tài liệu “Tình sâu nghĩa nặng với tiếng Nga”, nói về con đường du nhập đặc biệt của tiếng Nga vào Việt Nam sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, về sự phát triển của việc dạy va học tiến Nga trong suốt 70 năm qua, và về đội ngũ các nhà Nga ngữ học hùng hậu của Việt Nam. 
Phần cuối của buổi Lễ khai mạc, khán giả được mời thăm quan triển lãm và thảo luận, trao đổi ý kiến. Có khoảng 900 các hiện vật, sách, giáo trình, từ điển được thu thập để trưng bày. Người xem được chiêm ngưỡng bộ sách giáo khoa, giáo trình, từ điển, tài liệu học tập… có xuất xứ Liên Xô – Nga, và cả do các nhà Nga ngữ Việt Nam tự biên soạn hoặc phối hợp với phía Nga để biên soạn.
 
Khách tham quan triển lãm
 
 
Ngày đầu khai mạc triển lãm đã thu hút được hơn 150 lượt khách đến tham quan: các giáo viên, học sinh, sinh viên, những người yêu mến tiếng Nga; các cán bộ hưu trí; những cựu lưu học sinh đã từng học tập ở LB Nga, trong đó có không ít người trước đây đã từng sống, học tập, làm việc tại Liên Xô cũ; có cả các sinh viên của Học viện An ninh nhân dân… Tựu chung lại ở những con người này đó là tình yêu, tình cảm đặc biệt dành cho nước Nga, văn hóa Nga nói chung và cho tiếng Nga nói riêng. Có những vị khách khi xem đoạn phim tư liệu hay khi tham quan phòng trưng bày sách vở đã không giấu được sự xúc động của mình. Có những vị khách đã ngồi hàng giờ xem, nghiên cứu giáo trình và tư liệu.
Có thể nói triển lãm “Tiếng Nga ở Việt Nam” có ý nghĩa hết sức to lớn. "Triển lãm “Tiếng Nga ở Việt Nam” tuy là lần đầu được tổ chức và còn khiêm tốn về quy mô, nhưng đã thành công trong việc gợi lại tình yêu với tiếng Nga trong lòng khán giả.” – Bà Nguyễn Thị Thư, Phó trưởng phòng phòng LHS, Cục Đào tạo với nước ngoài chia sẻ.
Triển lãm “Tiếng Nga ở Việt Nam” sẽ mở cửa đến hết ngày 06/6/2015.
 
(Bạn đọc có thể xem những dòng cảm tưởng của khách tham quan triển lãm “Tại đây”)
 
 
Tin bài: BBT Phân viện Puskin
 

Bình luận:

Gửi chia sẻ của bạn:

Họ tên:
Email:
Nội dung:

(*)
Tin liên quan

Hội nghị quốc tế về bảo tồn ngôn ngữ bản địa

Trong ba ngày từ 5 - 7/7/2022, Hội nghị quốc tế cấp cao với chủ đề “Kho tàng tiếng mẹ đẻ của thế giới: Nuôi dưỡng và trân trọng. Bảo tồn ngôn ngữ bản địa trong bối cảnh, chính sách và thực tiễn trong nước và quốc tế” đã diễn ra thành công... Xem chi tiết

Cuộc thi “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga”: Sân chơi ươm mầm sáng tạo

Qua sáu lần tổ chức và đón nhận hàng trăm tác phẩm dự thi từ các “họa sĩ nhí”, Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” ngày càng khẳng định rõ vai... Xem chi tiết

Ngày tiếng Nga trên toàn thế giới và ngày sinh của đại thi hào Nga A.X. Puskin

“A.X. Puskin và tiếng Nga là hai mắt xích không thể tách rời” Xem chi tiết

"Artek - Thế giới của tuổi thơ"

    «КОМАНДА АРТЕКА - КОМАНДА СТРАНЫ»!    Xem chi tiết

Trao giải Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” lần thứ VI

Ngày 23/5/2022, Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam – Em vẽ nước Nga” lần thứ VI đã được tổ chức tại Phân viện Puskin, Hà Nội. Xem chi tiết

Liên kết website
Thống kê truy cập


Hình ảnh - Sự kiện
khu vui chơi trẻ em hà nội | Nội thất đẹp | thuê áo dài